Tuesday, November 5, 2024

Bầu Cử Năm 2024

Lâm Viên

Hôm nay, thứ Ba ngày 5 tháng 11 năm 2024, ngày được gọi là "BIG TUESDAY", tạm dịch là "Thứ Ba Vĩ Đại", vì là ngày người dân Mỹ bỏ phiếu để chọn người và đảng lãnh đạo quốc gia trong 4 năm sắp tới. 

Đây là ngày "vĩ đại", không chỉ cho công dân Mỹ, mà cho cả những người mới vừa "vượt biên" trốn vào nước Mỹ một cách phi pháp. Họ có thể đến từ các quốc gia lạc hậu, nghèo đói, độc tàl, hay cộng sản ... Nay được đến một quốc gia văn minh, giàu có nhất trên thế giới. Cho dù tình trạng của họ là nhập cư phi pháp, thế nhưng, họ vẫn có quyền bỏ phiếu bầu chọn người lãnh đạo quốc gia. Một điều đặc biệt hơn nữa, là nếu họ không biết chữ, hay không hiểu tiếng Anh, thì cũng sẽ có những người đến tận nhà để "giúp" họ bầu chọn, không những hợp pháp, mà có thể có chút tiền bỏ túi ... Tiếng Mỹ gọi là "Vote Harvesting". Vâng, thưa quý vị, hôm nay là ngày "gặt phiếu", ngày chỉ có ở Mỹ mà thôi. Đúng với câu thành ngữ "It Can Only Happen In America - Chuyện chỉ có thể xảy ra trên nước Mỹ mà thôi."
 
Trong "mùa gặt phiếu" năm nay, thì hai người tranh chiếc ghế tổng thống Mỹ, và cũng là nhà lãnh đạo hàng đầu của Thế Giới Tự Do đang ở vị thế chạy nước rút. Cuộc tranh đua lần này không dựa vào tài năng của người tranh cử, mà dựa vào người nào được nhiều người giàu "chống lưng", với số tiền bỏ ra để thuê "bồi bút" hướng dẫn quần chúng bằng cách viết bài tung hô bên này, đả đảo người bên kia, ngay cả việc tìm cách ám sát đối thủ chính trị ...

Một ngày, trước ngày "định mệnh quốc gia", trang thông tin của Yahoo cho phổ biến bài viết như sau.

Cho dù là toàn quốc, toàn dân (kể cả dân ở lậu) bỏ phiếu, thế nhưng chỉ có 7 tiểu bang được gọi là "tiểu bang đánh đu" là có lá phiếu quyết định mà thôi. Vâng, các "bình luận" và "phân tích gia" của báo chí nói vậy. Tin hay không là do sự suy nghĩ của từng cá nhân chúng ta.

Hiện nay, thì dự đoán kết quả của trang 270towin như sau:

Cho dù các nhà "bình luận" hay "phân tích" vẫn luôn ngả về phe "tả", cánh trái, vì đồng tiền bảo như thế, với chủ trương đã học lóm được từ đảng cộng sản Việt Nam là "Thà mất nước hơn mất đảng", nhưng họ cũng đành phải thông tin dựa theo ba trang thông tin nổi danh của Mỹ. Sau đây là kết quả:

Trang Web "Silver Bullets"

Nevada: Trump 48.4% | Harris 48.0%
Arizona: Trump 49.3% | Harris 46.7%
Wisconsin: Harris 48.6% | Trump 47.8%
Michigan: Harris 48.3% | Trump 47.2%
Pennsylvania: Trump 48.4% | Harris 48.0%
North Carolina: Trump 48.7% | Harris 47.6%
Georgia: Trump 48.9% | Harris 47.6%

Kết quả: Trump thắng: 5/7

Trang web "FiveThirtyEight"

Nevada: Trump 47.9% | Harris 47.3%
Arizona: Trump 49.0% | Harris 46.5%
Wisconsin: Harris 48.2% | Trump 47.3%
Michigan: Harris 47.9% | Trump 47.1%
Pennsylvania: Trump 47.9% | Harris 47.7%
North Carolina: Trump 48.4% | Harris 47.2%
Georgia: Trump 48.4% | Harris 47.2%

Kết quả: Trump thắng: 5/7

Báo New York Times

Nevada: Trump 49% | Harris 48%
Arizona: Trump 50% | Harris 47%
Wisconsin: Harris 49% | Trump 48%
Michigan: Harris 49% | Trump 48%
Pennsylvania: Trump 49% | Harris 48%
North Carolina: Trump 48% | Harris 48%
Georgia: Trump 49% | Harris 48%

Kết quả: Trump thắng: 5/7

Vâng, thưa quý vị,

Đó là dự đoán "ban ngày", cho thấy cựu tổng thống Trump sẽ thắng. Thế nhưng, lịch sử của quốc gia Hoa Kỳ vĩ đại này cho chúng ta biết rằng, "qua một đêm, mọi chuyện đều có thể đổi thay." Trong chính trị thì chuyện "đi đêm", không những là chuyện bình thường, mà còn là yếu tố quyết định. Thí dụ như vì chuyện "đi đêm" giữa các cường quốc và cộng sản, và kết cuộc là "ngày 30 tháng 4 năm 1975". Lần này, để tìm chiến thắng, đảng Dân Chủ của Mỹ đã chọn bà Kamala Harris, theo kiểu "Đảng Cử Dân Bầu", là người có kinh nghiệm ngay từ thời với gia nhập chính trường, đã biết cách "đi đêm" để "thăng quan tiến chức".
Cho dù đã có dự đoán về sự chiến thắng của cựu tổng thống Trump, thế nhưng đã có lời kêu gọi là "Đừng để cựu tổng thống Donald J. Trump tuyên bố đắc cử ngay sau khi đóng thùng phiếu." Bởi vì sẽ có những thùng phiếu "bí mật", thu góp được qua đêm, sẽ được khui ra, thì sau đó mới "cân, đo, đong, đếm" xem ai thắng, ai thua.
Bởi vậy, bổn phận của chúng ta, chỉ có một cách là ngồi chờ kết quả từ các "quan chức" và "giới truyền thông dòng chính" cho biết mà thôi. Cá nhân chúng tôi cũng chẳng hơn gì, cũng chỉ là người đọc tin và tường trình lại cho quý vị mà thôi. 
Tin mới nhất cho biết là có thể sẽ mất vài ngày, hay cả tuần, sau ngày 5 tháng 11, để kiểm điểm các lá phiếu "bí mật" hoặc "chậm trễ" thì mới có kết quả chính thức. Lý do tại sao thì chỉ có chính phủ đương nhiệm (thuộc đảng Dân Chủ) và ... Cha Trời, Mẹ Đất mới biết. Có nhận xét cho rằng "Càng văn minh thì sự gian dối lại càng tinh vi, khó có thể tìm ra." Và người dân thì như cụ Tản Đà đã viết:

"Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn
Cho nên quân nó dễ làm quan."

Tuy biết thế, nhưng chúng ta cũng nên tham gia bỏ phiếu, vì đó là quyền công dân, dù quyền công dân của chúng ta là đi lính, đóng thuế, mua bảo hiểm y tế và bầu chọn lãnh đạo. Nếu so với quyền của người di dân lậu thì khác xa, vì di dân lậu không phải đi lính, không phải đóng thuế, chính phủ "cho không, biếu không" bảo hiểm y tế, và được giúp đỡ trong việc bỏ phiếu, chẳng cần phải biết chữ, chẳng cần phải ra khỏi nhà, có người đến tận nơi giúp việc điền phiếu, nhiều khi còn được tặng chút tiền "uống cà phê" nữa chứ, sướng thật! Chả thế mà nước Mỹ đã trở nên "thiên đường hạ giới" của đám di dân lậu. Bởi thế, theo bản tin của Homeland Security thì chỉ nội trong năm 2024 đã có gần 3 triệu người đã vượt biên giới để nhập cư bất hợp pháp. "Nhân đạo hay gian manh chính trị?" Câu trả lời là của từng cá nhân chúng ta. Dù sao chăng nữa, số người này cũng là một lượng phiếu đáng kể trong mùa "gặt phiếu".

Cảm ơn quý vị đã theo dõi bài viết đến dòng chữ này. Xin quý vị hãy từ từ "hít vào thật sâu, thở ra thật nhẹ" ba lần để giữ bình tĩnh. Nhất là đừng chửi thề khi có con cháu đang ở gần bên.

Chúc quý vị an lành.
Nguồn Đặc San Lâm Viên

Thursday, October 31, 2024

Xạo Sự "Kế Hoạch Té Giếng"

Trong bài viết "Trục Kháng Chiến Hay Trục Khiến Chán" ngày 18/10/2024, xạo tôi có xạo rằng :
..."Trong tình hình chiến sự trên thế giới hiện nay có hai "Kho Đạn Long Bình" và hai cái "Chuồng Gà" thì Tổng Thống Ukraine Volodymyr Zelensky ôm hai cái, "Lạnh Tụ Tối Cao Iran" là Ali Hosseini Khamenei ôm hai cái. Một cái là kho đạn Long Bình, còn cái kia là cái chuồng gà. Vừa nổ vừa chạy, vừa gáy vừa trốn. Khamenei tám lạng, Zelensky nửa cân..."

Tuy là xạo thiệt, nhưng xạo có sách sự có chứng à nghen.

Xạo tôi xạo rằng Zelensky đẻ gần chuồng gà nên "gáy" vang trời động đất. Đẻ gần kho đạn Long Bình nên nổ còn hơn một trái bom nguyên tử ở Hiroshima năm nào. Theo dõi thật sát nút diễn biến tại mặt trận Donbass của Ukraine hàng ngày thì tình hình quân lực Ukraine ngày càng bi quan hơn là lạc quan, ngày càng bi đát thua trận hơn là chiến thắng bởi sức tấn công ngày càng gia tăng của quân Nga.
Chỉ có thối chứ không có tiến. 
Vậy mà Ngày 16/10/2024, Zelensky đã trình lên Quốc Hội Ukraine một bản "Kế Hoạch Chiến Thắng Của Ukraine". Zelensky còn tuyên bố "Nếu kế hoạch này được thực thi ngay bây giờ, chúng ta có cơ hội chiến thắng trong vòng một hai năm tới..."
Nghe qua tưởng như tiếng sấm nổ ngang trời!!!

Ai cũng biết, muốn làm Tổng Thống một quốc gia dù lớn dù nhỏ, dù nghèo dù giàu, dù văn minh hay lạc hậu thì cũng phải đòi hỏi có một số kiến thức căn bản nào đó trong nghệ thuật lãnh đạo chỉ huy, phải có một chiều dầy kinh nghiệm trong sinh hoạt chính trường của quốc gia dân tộc đó, chứ không thể, và tuyệt đối không thể một người vô danh tiểu tốt không có một chút đóng góp chính trị nào mà khơi khơi nhảy lên làm Tổng Thống, chỉ trừ phi dùng bạo lực để cướp chính quyền như cộng sản hay những tướng lãnh gian thần giết chúa đoạt ngôi.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhậm chức ngày 20/5/2019 trong bối cảnh chính trị hỗn loạn tại thủ đô Kiev. Theo hiến pháp đương thời, Tổng thống là tổng tư lệnh Lực Lượng Vũ Trang Ukraine, và chủ tịch Hội đồng an ninh quốc gia và quốc phòng, là cơ quan tham mưu cho tổng thống, phối hợp và kiểm soát hoạt động chính phủ trong lĩnh vực an ninh quốc gia và quốc phòng. Hiến pháp Ukraine quy định tổng thống là người bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, Hiến pháp Ukraine và các quyền con người, quyền công dân. Zelensky đường đường lên làm Tổng Thống qua một cuộc bầu cử dân chủ khi quân Nga của Putin đã chiếm bán đảo Crimea và một vùng đất Donbass rồi từ năm 2014 rồi. Chính quyền Obama thời đó "làm ngơ", chuyện không phải của tui, xía vô chi cho phiền.
Thật sự xạo tôi không biết Obama và Joe Biden đã hứa hẹn hay cam kết hoặc tiết lộ gì với chính quyền Kiev và Zelensky mà Volodymyr "trở mặt" với Điện Cẩm Linh và Putin 180 độ !? 
Zelensky dựa hơi hướm Hoa Kỳ và một số các quốc gia Âu Châu, Pháp, Đức, Ba Lan hạnh họe Putin về chủ quyền Crimea, có khi lớn giọng là một kẻ cả đối với con cáo già KGB, tức nước vỡ bờ, Putin ra tay trước, đánh mày trước rồi tính sau.
Khà...Khà...Khà... cho đến nay, chẳng có thằng nào dám nhảy vô, chỉ thập thò tuyên bố này nọ, điển hình nhất là "Con Gà Trống Gaulois" cứ luôn phụ tiếng gáy với con gà "Đầy Tớ Nhân Dân". Trong khi đó bên phía Nga (Putin) ít ra cũng dụ khị được ông nhóc con Kim Ủn Ỉn nhảy vào kiếm chút sái nhất sái nhì. 

Chiến tranh xâm lược của Nga đã kéo dài gần ba (3) năm qua, khiến Ukraine gần như "kiệt quệ" trên mọi lãnh vực, hiện nay chỉ thở những hơi thở thoi thóp qua ống dẫn oxygene của Mỹ và EU. Sự tàn phá đất nước bao gồm vật chất lẫn tinh thần không kể xiết, lãnh thổ bị mất đi trong tay quân đội Nga hiện nay có khoảng trên 20%, quan trọng nhất là Bán Đảo Crimea và hai bờ biển Black Sea và Azov Sea được xem như cái yết hầu của của Ukraine cũng nằm trong tay kiểm soát của Moscow. Hàng triệu triệu người còn đang màn trời chiếu đất, hoặc có nhà có cửa mà không có điện nước thực phẩm thuốc men, sự nghi ngờ khả năng lãnh đạo của Zelensky từ hàng tướng lãnh thuộc cấp đã nhen nhúm từ lâu khiến cho tâm trạng hoang mang bất ổn của quần chúng ngày càng gia tăng theo nhịp độ chiến tranh.
Với tư cách là một Tổng Thống, Zelensky  là người có trách nhiệm và bổn phận bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Ngay khi chiến tranh khởi sự từ hồi đầu năm 2022, Zelensky đã kêu gào Mỹ và Tây Phương viện trợ khẩn cấp khí tài cho Kiev để Kiev có thể đẩy lùi quân Nga và giữ toàn vẹn lãnh thổ của mình. Ukraine nhận được sự yểm trợ tối đa của Phương Tây, đồng thời Phương Tây cũng đồng loạt gây sức ép "trừng phạt Moscow" khiến cho Putin nhường một bước để đi đến cuộc đàm phán thứ nhất giữa Moscow và Kiev tại biên giới Belarus. Đàm phán chỉ để mượn diễn đàn đổ tội cho nhau rồi về, lần thứ hai tại thủ đô Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ cũng tương tự, cho đến ngày 28/4/2022, chính Putin tuyên bố "mọi sự đàm phán đã đi vào ngõ cụt". Mười một điều kiện của Zelensky đưa ra để đàm phán với Nga xem như vứt vào sọt rác không ai nhắc nhở tới. Ấy vậy mà giới truyền thông của Kiev (của riêng Zelensky?) vẫn tiếp tục ca ngợi Zelensky là một đấng "anh hùng vĩ đại" của thế giới văn minh dân chủ!!!
Rồi từ đó, Zelensky cứ một luận điệu ra rã trên truyền hình hàng ngày "nếu Ukraine chiến bại, đồng nghĩa với Âu Châu chiến bại, đồng nghĩa với nền Dân Chủ Tự Do của thế giới đã bị khai tử!".
Zelensky muốn lên tiếng nhắc khéo viện trợ nhiều và nhanh hơn nữa để Zelensky trổ tài đánh gục một siêu cường nguyên tử nhất nhì thế giới!
Ngày 24/5/2022, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger nhận định về Ukraine như sau:
- "Ukraine nên chấp nhận từ bỏ một bộ phận lãnh thổ của mình để đạt được một thỏa thuận hòa bình với Nga, chấm dứt cuộc chiến đã kéo dài 3 tháng giữa hai nước...Chỉ có như vậy mới may ra..."
Điều này có nghĩa rằng Nhà Chính Trị Lão Thành 98 tuổi Henry Kissinger đã thấy trước kết cục của Ukraine sau khi cuộc chiến bùng nổ chỉ vài ba tháng, nên khuyên Zelensky nên chấp nhận đàm phán với Purin với điều kiện "giữ nguyên trạng lãnh thổ đôi bên" kể từ năm 2014, chứ không phải giữ nguyên trạng năm 1993 như Zelensky đòi hỏi. Nguyên trạng trước đây mà Kissinger đề cập có nghĩa là khôi phục lại trạng thái mà trong đó Nga chính thức kiểm soát Crimea và kiểm soát không chính thức hai khu vực cực Đông của Ukraine là Donetsk và Lugansk.
Kiev và Zelensky phản ứng dữ dội và đưa ra 11 điểm  (điều kiện) để ngồi vào bàn đàm phán với Putin, kết quả là chiến tranh kéo dài thêm một ngày, Ukraine mất thêm một Km đất!
Một năm sau đó, Điện Cẩm Linh tuyên bố sáp nhập bốn (4) tỉnh của Ukraine vào lãnh thổ Nga, Mỹ, Nato, Eu phản đối cho có lệ. Đó là bốn tỉnh Lugansk, Donetsk, Zaporizhia và Kherson.
--
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "KQVN" group.
To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to kqvietnam+unsubscribe@googlegroups.com.
To view this discussion visit https://groups.google.com/d/msgid/kqvietnam/3AB3BA10-93AA-4416-875B-BE0534CEE43F%40gmail.com.
For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.
Cho đến hôm nay, cuối tháng 10 năm 2024, phần màu xám nâu trong bản đồ trên đã lan dần về phía tây chỉ còn cách sông Dnipro vài chục cây số. Ukraine xác nhận thành phố Selido nằm phía tây Donetsk đã thất thủ. Các lực lượng của Ukraine, đã rời bỏ vị trí vào tháo chạy về hướng sông Dnipro.
Tối ngày 27/10/2024, tin mới nhất của Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết, 142 cuộc đụng độ quân sự đã xảy ra tại Porovsk và Kurakhovo, hai cứ điểm tiếp vận tối quan trọng giữa Kiev và mặt trận miền đông.
Riêng về số phận của Lữ Đoàn 47 tinh nhuệ nhất của Kiev đang bị bao vây ở Kursk, vòng vây ngày càng siết chặt, được định đoạt từng ngày trên lãnh thổ của Nga, tỉnh Kursk. 

Ngày 24/10/2024, Ứng Cử Viên Phó Tổng Thống Cộng Hòa JD Vance đã phát biểu tại trụ sở chính của mạng tin tức cáp News Nation để thảo luận về các vấn đề cấp bách đối với xã hội Mỹ, chẳng hạn như phá thai, di cư và chi phí nhà ở...JD Vance có đề cập đến tình hình Ukraine-Nga như sau:
Cả Nga và Ukraine đều đã “kiệt sức” vì cuộc chiến đang diễn ra và Kiev cuối cùng có thể quyết định từ bỏ một số lãnh thổ của mình để đổi lấy hòa bình. Họ đang vật lộn để tìm kiếm đàn ông, cơ bản là tìm kiếm đàn ông tham chiến, nhưng họ cũng đang vật lộn để tìm kiếm cả phụ nữ nữa. Nền kinh tế của họ đã kiệt quệ. Phần lớn đất nước của họ đã bị phá hủy. Cả hai bên đều muốn kết thúc cuộc chiến tranh này. Khi bạn nói chuyện với… các nhà lãnh đạo Ukraine, đặc biệt là khi nói chuyện riêng tư nhưng thậm chí là công khai, hiện họ bắt đầu nói về điều đó. Họ nói rằng cuộc chiến này không thể kéo dài mãi mãi. Họ không có đủ nhân lực, không có thiết bị, không có tiền. Và vì vậy, tôi nghĩ rằng cuối cùng… Ukraine sẽ phải đưa ra quyết định đó”.
Ông JD Vance tuyên bố thì ông cứ tuyên bố, vì lời tuyên bố của ông chưa có giá trị nào cả, khi nào Ông trở thành Phó Tổng Thống Hoa Kỳ rồi hẵng hay. 

Ở đây xạo tôi chỉ muốn xạo về một Ông Tổng Thống trẻ tuổi xuất thân từ một danh hài tài tử nổi tiếng thế giới lên làm Tổng Thống một Cường Quốc Nguyên Tử sừng sỏ nhất Âu Châu trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh Nga- Mỹ. Đó là Volodymyr Zelensky.
Volodymyr Zelensky lên làm Tổng Thống Ukraine năm 2019, khi tình hình chính trị Ukraine đang trong tình trạng  tranh chấp giữa hai phe thân Nga và thân Tây Phương. Bán đảo Crimea và một phần lãnh thổ vùng Donbass đang bị Nga chiếm đóng.
Kể từ ngày tháng Hồng Quân Nga Xô tràn qua biên giới Ukraine tháng 2 năm 2022, Zelensky được dư luận thế giới thổi phồng lên như một quả khinh khí cầu vĩ đại nhất nhân loại. Một lãnh tụ yêu nước, yêu dân tộc chân chính, một dũng sĩ thời đại dám sống chết vì đại nghĩa, thừa lòng dũng cảm can trường chống lại cường quyền Vladimir Putin. Volodymyr Zelensky là một tấm gương sáng rực hào quang của nền dân chủ tự do của nhân loại.
Hơn hai năm qua, một mình Zelensky, lên bắc xuống nam, qua tây ghé đông, với gương mặt thiếu vắng nụ cười xã giao tối thiểu, với bộ quần áo "cà tàng" không giống một lãnh tụ nào cả, chỉ với một mục đích duy nhất là kêu gọi thế giới tự do dân chủ nói chung, USA-NATO-EU nói riêng "Cứu Ukraine là cứu thế giới dân chủ Âu Châu", nói toạc móng heo là đi vòi tiền. Đại khái "các ông không viện trợ, tui để cho thua Nga, rồi sẽ tới phiên các ông..."

Trong khi tin tức chiến sự mặt trận không lấy gì khả quan cho quân Ukraine, và một yếu tố tác động mạnh mẽ nhất là cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ đang ngoài cửa ngõ....Thì ngày 16/10/2024, Zelensky đã trình lên Quốc Hội Ukraine một bản "Kế Hoạch Chiến Thắng Của Ukraine" gồm 5 điểm công khai và ba điểm tối mật không được tiết lộ. Zelensky còn nói thêm rằng: "Nếu chúng ta bắt đầu thực hiện Kế hoạch Chiến thắng này ngay bây giờ, chúng ta có thể kết thúc chiến tranh chậm nhất là vào năm tới".

Năm (5) điểm chính là:
1- Ukraine cần lời mời gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vô điều kiện và ngay lập tức.
2- Hoa Kỳ-Nato-Eu tiếp tục trang bị vũ khí cho Ukraine, thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng, tăng cường năng lực phòng không, xóa bỏ các hạn chế về sử dụng vũ khí tầm xa tấn công các mục tiêu sâu bên trong Nga và tiếp tục các hoạt động quân sự của Ukraine trên lãnh thổ Nga.
3- Đồng minh Phương Tây của Ukraine phải ngăn chặn Nga khỏi bất kỳ hành động gây hấn nào trong tương lai. Ukraine đề xuất đặt trên lãnh thổ của mình một hệ thống răn đe chiến lược phi hạt nhân toàn diện, đủ sức bảo vệ Ukraine mọi mối đe dọa quân sự từ Nga.
4- Ukraine sẽ ký kết một thỏa thuận với Mỹ, EU và các đồng minh khác, cho phép đầu tư chung và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Ukraine, mà ông Zelensky cho biết có giá trị hàng nghìn tỷ đô la. Những nguồn tài nguyên này bao gồm uranium, titan, lithium, than chì và các tài nguyên có giá trị chiến lược khác.
5- Quân Lực Ukraine có thể được sử dụng để tăng cường an ninh cho NATO và thay thế một số lực lượng Mỹ hiện đang đồn trú tại châu Âu. Cùng với các đối tác, chúng ta phải thay đổi hoàn cảnh để xung đột chấm dứt. Bất kể Nga muốn gì. Tất cả chúng ta cần thay đổi hoàn cảnh để Nga buộc phải chấp nhận hòa bình.
            Qu là một điều "không tưởng" tưởng như "nằm mơ giữa ban ngày" !!!

- Ngay khi "Kế Hoạch Chiến Thắng" của Zelensky được phát sóng thì ở Mạc Tư Khoa, Bà Maria Zakharova, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Nga tuyên bố rằng 5 điểm trong “Kế hoạch Chiến thắng” của ông Zelensky không gì khác hơn là “một loạt các khẩu hiệu không mạch lạc”. Kiev đã “đẩy các thành viên NATO vào cuộc xung đột trực tiếp” với Nga bằng cách khăng khăng xin phép sử dụng vũ khí tầm xa tấn công lãnh thổ Nga. Xét về tổng thể, tất cả những điểm trên và những điểm phụ bí mật đó không phải là kế hoạch chiến thắng của ông Zelensky. Đây là kế hoạch gây bất hạnh cho Ukraine và người dân nước này.

- Phát biểu trong một cuộc họp báo ở Brussels (Bỉ) hôm 16/10, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ông Mark Rutte cho biết NATO ghi nhận và sẽ thảo luận về Kế hoạch Chiến thắng của Ukraine. Theo ông Rutte, có rất nhiều điểm trong Kế hoạch Chiến thắng của Ukraine mà NATO sẽ phải nghiên cứu sâu hơn, hiểu rõ những gì đằng sau nó, nhưng việc này sẽ diễn ra sau cánh cửa đóng kín và với các đồng minh. Dĩ nhiên Ông Mark Rutte phải dùng ngôn từ "ngoi giao" để trả lời, nhưng nếu tinh ý một chút thì ai (nhất là các nhà ngoại giao) cũng hiểu rằng Ông Tổng Thư Ký NATO khi đọc xong kế hoạch này sẽ phải giật mình phát rét lên.

Zelensky đã gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden, đồng minh chủ chốt của Kiev, tại Washington vào cuối tháng 9 để trình bày Kế hoạch Chiến thắng này. Trong chuyến công du chớp nhoáng sau đó đến châu Âu, ông cũng đã gặp các nhà lãnh đạo Anh, Pháp, Italy và Đức để thảo luận về vấn đề này. Nhà lãnh đạo Ukraine cho biết ông sẽ dự hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels vào ngày 17/10 và tiếp tục trình bày kế hoạch của mình. 
Tuy nhiên, Ukraine đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trên mọi lãnh vực. Chỉ có "khái niệm" thôi, khái niệm là có chấp nhận Ukraine là một thành viên của Nato hay không thì đã có bảy tám quốc gia lên tiếng phản đối rồi. Trên chiến trường thì tình trạng thiếu thốn vũ khí đạn dược, lương thực thuốc men ngày càng trầm trọng hơn, tuyến phòng thủ kiên cố nhất là Avdiivka-Backhmut đã tan vỡ,  cũng như một tương lai không chắc chắn khi cuộc bầu cử Mỹ tháng 11 tới có thể đưa ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng. Cựu tổng thống đảng Cộng hòa đã cam kết sẽ nhanh chóng chấm dứt xung đột trước khi nhậm chức nếu ông thắng cử, một ý tưởng mà những người ủng hộ Kiev lo ngại có thể buộc Ukraine phải nhượng bộ với Nga.

Riêng xạo tôi nghĩ rằng, Ông Trump hay Bà Kamala gì cũng không thể làm gì khác hơn là "yêu cầu Ukraine phải nhượng bộ Nga". Nhượng bộ như thế nào thì xin nhớ lại và cân nhắc lời khuyến cáo của Henry Kissinger tháng 5 năm 2022.
Còn giả sử như Zelensky nhất quyết "không nhượng bộ" và nếu Bà Kamala đắc cử Tổng Thống...thì sao?
Thì Zelensky hãy coi chừng "Ở tại thủ đô Kiev đã có một Đại Tướng Hoa Lan của Việt Nam rồi đó!!!

Giữa Tel Aviv và Kiev, giữa Benjamin Netanyahu và Volodymyr Zelensky khác nhau xa. Cả hai cũng đều là được "ủy nhiệm" nhưng khác ở chỗ là, Tel Aviv là con tốt nhập cung, Kiev chỉ là một con tốt mới sang sông chưa có tích sự trên bàn cờ chân vạc này.
Thất thế cặp xe đành phải bỏ
Được thế một chốt cũng thành công.
Chẳng phải năm 2014, chính quyền Barack Obama đã "bàn giao" Crimea và Black Sea cho Nga rồi sao? Bây giờ có giao thêm 20% lãnh thổ nữa để có một nền hòa bình lâu dài cho dân tộc Ukraine không tốt hơn hay sao? Hay là để mất cả chì lẫn chài?  

Trong bài "Ai Biết Ngày Sau Sẽ Ra Sao" hôm tuần rồi, xạo tôi có viết: "Cuối tháng 9 vừa qua, Tổng Thống Ukraine Zelensky đã gặp gỡ cả hai vị Kiêm và Cựu Tổng Thống Hoa Kỳ. Xạo tôi không biết họ đã bàn thảo và hứa hẹn gì với nhau, nhưng qua dư luận chung của giới truyền thông thì có vẽ Zelensky miễn cưỡng phải chấp nhận một giải pháp nào đó do Washington sắp đặt. Mỹ sẽ thương lượng với Nga ngừng bắn ngay tức khắc, Mỹ sẽ giúp Ukraine thiết lập một vùng "Phi Quân Sự" giữa đôi bên Nga-Ukraine, và Mỹ cam kết rằng Mỹ sẽ là người bảo đảm an ninh cho vùng phi quân sự này. Đồng thời Mỹ cũng hứa hẹn cho Ukraine vay 500 Tỷ USD không lấy lời để tái thiết Quốc Gia..."

Tới đây thì chúng ta có thể kết được chưa?
- Zelensky nhượng bộ, Zelensky sẽ còn lại tất cả, chỉ mất một phần lãnh thổ. Zelensky vẫn còn Thủ Đô Kiev, vẫn còn 80% lãnh thổ để phát triển nông nghiệp, nhất là ngành năng lượng dưới cái ô che an ninh của chính Mỹ và cả khối đồng minh, hồi hương và lo an cư lạc nghiệp cho hàng triệu người vẫn còn tỵ nạn chiến tranh, tái thiết quốc gia với sự trợ giúp tối đa của đồng minh sớm hàn gắn vết thương chiến tranh. Như vậy Zelensky còn đòi hỏi gì thêm? Người quân tử vài chục năm sau trả thù đâu có muộn.
- Zelensky không nhượng bộ, chiến tranh tiếp diễn, Zelensky sẽ mất tất cả, may ra như "Nguyễn Văn Thiệu" nhờ Mỹ giúp đưa ra nước ngoài, nếu không Zelensky sẽ đối diện với Putin, Ukraine rơi vào tay Moscow, thì dân Ukraine chẳng có đồng xu cắc bạc nào để cứu trợ dân tỵ nạn, đừng nói chi đến 500 Tỷ USD để tái thiết dài hạn. Nếu như thế thì...thì...hết chuyện!

Xem ra "Kế Hoạch Chiến Thắng 5 Điểm" của Zelensky chỉ là một hình thức màu mè hoa lá cành cho xôm tụ vậy thôi. Mọi việc đã được sắp đặt an bài từ lâu rồi. Sự sắp đặt này nó nằm ẩn sâu trong ba (3) điều bí mật không được tiết lộ cho ai khác...ngoại trừ những đối tác liên hệ cần thiết!
Mẹ bà...đã nói là "bí mật" mà còn úp úp mở mở "ngoại trừ..." khiến thằng con nít Kim Ủn Ỉn của Bắc Hàn nó cười cho.
Trong tương lai, Kiev, Thủ Đô của Ukraine hậu chiến tranh có trở thành "tiền đồn bảo vệ tự do cho tây phương" hay là "tiền đồn bảo vệ chế độ độc tài chuyên chế cho Mạc Tư Khoa"...tất cả chờ vào sự quyết định của Volodymyr Zelensky...chớ không phải chờ sự quyết định của Donald Trump hay Harris Kamala.
Thân Kính Chúc Một Ngày An Lạc Và Hạnh Phúc
Út Bạch Lan

Tuesday, October 29, 2024

Tiến Trình Bầu Cử Tổng Thống Hoa Kỳ


Phần I- Dân Số và Cử Tri

1-Bầu cử Toàn Quốc năm 2024

Dân số Hoa Kỳ ước tính năm 2024                    341,764,886

Dân số ước tính đủ điều kiện đi bầu                   246,050,000

Ước tính 70% cử tri sẽ bỏ phiếu                          170,000,000

 

SO VỚI

Bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ năm 2020

Dân số Hoa Kỳ                                                    332,528,000

Công dân đủ điêù kiện đi bầu                             235,097,000

Công dân đã đi bầu 66%                                      154,600,000

T lệ đi bầu cử trung bình từ 2018-2022                       66%

(US census)

 

2- Dân số Hoa Kỳ cấp tiểu bang

Tiểu bang Alabama (5,108,468), 

Alaska(733,406), 

Arizona (7,431,344), 

Arkansas (3,067,732), 

California (38,965,193), 

Colorado (5,877,610), 

Connecticut (3,617,176), 

Delaware (1,031,890), 

Districof Columbia (678,972), 

Florida (22,610,726), 

Georgia (11,029,227), 

Hawaii (1,435,138), 

Idaho (1,964,726), 

Illinois (12,549,689), 

Indiana (6,862,199), 

Iowa (3,207,004), 

Kansas (2,940,546), 

Kentucky (4,467, 673), 

Louisiana (4,573,749), 

Maine (1,395,722), 

Massachusetts (7,001,399), 

Michigan (10,037,261), 

Minnesota (5,737,915), 

Mississippi (2,939,690),

Missouri (6,196,156), 

Montana (1,132,812), 

Nebraska (1,978,379), 

Nevada (3,194,176), 

New Hampshire (1.402,054), 

New Jersey (9,290,841), 

New Mexico (2,114,371), 

New York (19,571,216), 

North Carolina (10, 835,491), 

North Dakota (783,926), 

Ohio (11,785,935), 

Oklahoma (4,053,824), 

Oregon (4,217, 737), 

Pennsylvania (12, 961,683), 

Rhode Island (1,095,962), 

South Carolina (5,373,555), 

South Dakota (919,318),  

Tennessee(7,126,489), 

Texas (30,503,301), 

Utah (3,7,734), 

Vermont (647,464), 

Virginia (8,715,698), 

Washington (7,812,880), 

West Virginia (1,770,071), 

Wisconsin ( 5,910,955), 

Wyoming (584, 057). 

(US Census Bureau, estimate for 2023)

 

3-Dân số Mỹ gốc Viêt tại các tiểu bang Hoa Kỳ

Alabama (10,795), Alaska (1,735); Arizona (33,344), Arkansas:(7,786), California (788,351), Colorado (32,737), Connecticut (12,679), Delaware(2,221); District of Columbia: (3,006), Florida (94,335); Georgia (66,834); Hawaii (15,955),  Idaho (2,176); Illinois: (39,562), Indiana (12,134); Iowa (12,808), Kansas (17,949); Kentucky: (7,056); Louisiana: (33,899); Maine (2,255); Maryland ( 31,7781), Massachusetts (58,841), Michigan (22,272), Minnesota (31,476), Mississippi (8,634); Missouri  (20,007); Montana (1,127); Nebraska (8,983); Nevada: (17,602); New Hampshire (3,897); New Jersey: (24,686),  New Mexico (5,566); New York (38,300),  North Carolina (38,517),  North Dakota (987); Ohio: (20,919); Oklahoma (24,471),  Oregon (37,254), Pennsylvania (51,335), Puerto Rico (64); Rhode Island (1,698); South Carolina (11,605) South Dakota (1,436); Tennessee (13,865); Texas (308,156), Utah (11,347), Vermont:((979); Virginia (71,379); Washington (92,002); West Virginia (1,122); Wisconsin (9,175), Wyoming (176),Puerto Rico (64). (Census 2020).

 

 3-1 Dân số Việt Mỹ được ước tính năm 2024

Dân số Việt Mỹ                                   2,300,000

Cử Tri Viêt Mỹ                                    1,300,000

Cư tri đi bầu dự trù 65%                     850,000 

 

 3-2 Dân số các sắc dân Á Châu tại Hoa K

Dân số Á Mỹ                                     22,193,538

Cử tri Á Mỹ                                        15,000,000

Cử tri đi bầu dự trù 65%                   9,750,000

 

4- Nhìn về Tương lai

Nhìn vào thành phần dân số nêu trên, người Việt đông nhất thuộc hạng tuổi 19-64. Do đó, các sinh hoạt trong các đoàn thể, cộng đồng cần sự tham gia của lớp tuổi nầy. Lớp cao niên mặc dù có nhiều kinh nghiệm về Việt Nam, nhưng lực bất tòng tâm, cơ thể suy yếu, tinh thần hăng say cũng bị ảnh hưởng. Sự thích nghi với hoàn cảnh mới cũng không hanh thông như giới trẻ về khả năng hội nhập, thích nghi với hoàn cảnh mới, kiến thức về chuyên môn và giao tế nhân sự trong xã hội Hoa Kỳ.


Khuyến khích và dành cơ hội cho giới trẻ tham gia vào các sinh hoạt văn hoá, xã hội,kinh tế, chính trị, để xây dựng tương lai cho khối người Việt hải ngoại bằng cách giúp giới trẻ phát triển tinh thần phục vụ công ích, tinh thần dấn thân giúp đỡ tha nhân.

 

5-Luân Lý Cộng Đồng

 Chúng ta có quyền hy vọng vào tương lai sáng lạn của tập thể người Việt taị Hoa Kỳ về cả hai phương diện đối nội cũng như đối ngọai. Sự tham gia tích cực vào các sinh hoạt văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị trong các thập niên vừa qua đã kiến tạo uy tín và sự thịnh vượng chung cho khối người Việt định cư tại Hoa Kỳ. Nhờ đó, uy tín của chúng ta càng ngày càng gia tăng.

 

Chúng ta sẽ tích cực tham gia vào các cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ và các viên chức công cử cấp tiểu bang và liên bang ngày 5 tháng 11 năm 2004 sắp đến với tinh thần chọn mặt gửi vàng trong tinh thần

 

                               “Quân tử hòa nhi bất đồng

 

Hòa: Chung sức xây dựng CĐNVQG hải ngoại cũng như quốc gia nơi chúng ta cư ngụ về các lĩnh vực văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị…

 

Bất đồng: Sống trong chính thể tự do, mỗi công dân có quyển thể hiện chính kiến của mình, bầu cho nhiều ứng cử viên được tín nhiệm khác nhau. Dù ở trong hoàn cảnh nào chăng nữa, chúng ta vẫn giữ phong cách hành xử của người Việt cao quý.

 

Người Viêt cao quý là những người biết tôn trọng 4 giềng mối” Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ” trong lúc hành sự.  Nếu 4 giềng mối này mà không căng lên được thì xã hội, cộng đồng khó mà hợp nhất. Sự phân hoá khiến nội lực bị suy yếu, tổn thương, chẳng khác nào được lời lãi cả thế gian mà không duy trì được tinh thần “trong ấm ngoài êm” thì cũng chẳng ích gì cho quốc gia dân tộc.

 

Triết gia Quản Tử từng nói:

«Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ” là tứ duy, tức là bốn đầu mối của cộng đồng, quốc gia. Bốn giềng mối này mà không dương lên được thì quốc gia sẽ diệt vong.


Lễ là tương kính, không vượt quá chừng mực, tiết độ.

Nghĩa là không cố chấphành động theo lối riêng tư, phi lý.

Liêm là liêm khiết, ngay thẳng, chính trực

Sỉ là không làm điều sằng bậy, biết hổ thẹn.


Bởi không vượt quá chừng mực nên người trên sẽ vững ngôi vị. Bởi không hành động theo lối riêng tư, nên người dân sẽ không xảo trá. Bởi không che dấu lỗi xấu của mình, nên hành vi tự nhiên sẽ hoàn hảo. Bởi không làm điều xằng bậy, nên những chuyện gian tà sẽ không xảy ra.

Lễ không cho phép đi quá trớn, quá giới hạn, mực thước đã quy định, không cho phép xâm phạm quyền lợi của người khác, khinh khi hay sàm sỡ với người khác.”


6- Tương Lai Cộng Đồng

Đến cuối năm 2024, dân số người Việt ty nạn tại Hoa Kỳ được ước tính khoảng 2 triệu 300 ngàn người và ước lượng tổng số cử tri Việt Mỹ khoảng 1 triệu 300 người đủ điều kiện ứng cử và bầu cử trên toàn quốc Hoa kỳ.

 

Nếu có khoảng 65% người đi bầu cử, thì CĐNVQG chúng ta có một lực lượng khoảng 850,000 ngàn cử tri. Tuy là con số nhỏ so với trên 170 triệu cử tri đi bầu trên toàn quốc. Chúng ta chẳng những biết sự quan trọng của lá phiếu mà còn phải có can đảm, hy sinh thi` giờ, cổ động quý vị đồng hương cùng tham gia vận động tranh cử và bầu cử, thể hiện tích cực tinh thần dân chủ.


Mỗi lá phiếu là một viên gạch xây dựng tương lai của chúng ta và của con cháu của chúng ta nơi xứ lạ, quê người và để giúp kiến tạo tự do, dân chủ và nhân quyền cho hơn 100 triệu đồng bào quốc nội.

 

Chúng ta sẵn sàng hỗ trợ các ứng cử viên Việt Mỹ và các ứng cử viên bản xứ biết quan tâm đến quyền lợi của tập thể người Việt và đặc biệt vận động đồng hương, dồn phiếu cho các ứng cử viên Việt Mỹ ra tranh cử vaò các chức vụ dân cử tiểu bang và liên bang.

Theo thống kê và ước tính của một số cơ quan nghiên cứu về dân số và bầu cử, căn cứ vào kết quả của các cuộc bầu cử trước đây, cử tri các sắc dân Á Mỹ đa số bầu cho đảng Dân Chủ. Cử tri Việt Mỹ đa số bầu cho đảng Cộng Hòa (Pew Research). T lệ dân tham dự bầu cử tùy theo sắc dân. Ví du: Việt Mỹ 52%, Hoa Mỹ 79%.  T lệ naỳ có thể thay đổi trong cuộc bầu cử năm 2024

 
7- Tinh thần Phụng Sự Xã hội

Lưu tâm đến sinh hoạt xã hội, chính trị và các lãnh vực hoạt động trong xã hội đương thời tức là lưu tâm đến tiền đồ của giống nòi con Hồng cháu Lạc, là sứ mệnh chung của tất cả chúng ta vậy. Tương lai trong tay chúng ta.

 

Albert Schwitzer, nhà thần học Đức (1875-1965) đã nhận xét rất hữu lý khi nói về giới trẻ:

 

”Tôi không biết vận mệnh của các bạn sẽ ra sao, nhưng tôi biết một điều là chỉ những người nào trong các bạn có tinh thần tìm kiếm và biết phương thức phục vụ đồng loại mới có thể đạt được hạnh phúc chân chính.  “I do not know what your destiny will be. But one thing I know: The only ones among you who will be really happy are those who have sought and found how to serve”. Đúng là “Sướng gì hơn sướng làm lành, cho bao nhiêu của để dành bấy nhiêu”.

 

8- Tinh thần chống Cộng

Trong những bài tiểu luận trước đây, tôi đã trình tinh thần chống Cộng tại Hoa Kỳ rất cao, thể hiện qua các án lệ ghi dấu sự trừng trị những hành vi phạm pháp của các thành phần hoạt động cho CS; các luật lệ cấp tiểu bang,  liên bang; thành phần dân chúng di dân từ các nước do Hồng Quân Nga chiếm đóng là thành trì chống Công mãnh liệt từ thập niên 1950 cho đến thời kỳ chiến tranh lạnh trước 1990.

 

Vai trò của người tỵ nạn Đông Dương sau 1975, là thiều số nhưng cũng đã và đang đóng góp vào công tác chống Cộng tại Hoa Kỳ. Những phong trào phản đối, đốt phá theo kiều CS gần đây chỉ là những bèo bọt nổi trên mặt nước, thả lỏng để dễ nhận dạng và lưu vào sổ đen để truy tố khi cầnCác hoạt động đặc vụ của Trung Cộng ở New York, điệp viên Tàu ở đại học Harvard và các vụ FBI khám xét là những sự kiện cho chúng ta thấy cơ quan an ninh tại Hoa Kỳ luôn theo dõi những động tỉnh của những nhóm liên lạc với Cộng sản.

  

PHẦN II- Pháp Chế  về Bầu Cử
Hầu hết chúng ta đã tham dự các cuộc bầu cử tự do tại Việt Nam trước 1975 và tại các quốc gia tự do mà chúng ta đang cư ngụ sau năm 1975. Trong các quốc gia tự do, dân chủ, phương thức bầu cử tự do được áp dụng trong các cơ chế công quyền và các hiệp hội tư nhân để chọn người đại diện.
Tại Hoa Kỳ, các chính quyền tiểu bang đảm trách công tác tổ chức bầu cử các viên chức công cử tiểu bang và liên bang. Thể thức bầu cử được quy định bởi các đạo luật do chính quyền tiểu bang ban hành, do đó có một số khác biệt về kỹ thuật tổ chức giữa các tiểu bang. Nếu có vấn nào chưa được sáng tỏ khi áp dụng luật bầu cử, toà án tiểu bang sẽ thụ lý và tòa án Liên bang sẽ chung quyết nếu có liên quan đến thẩm quyền Liên bang (Federal issue).

 

9-Quyền bầu cử:

Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787 không quy định quyền bầu cử cho mọi công dân Hoa Kỳ. Vì thế các Tu chính án thứ 15 ban hành năm 1870 quy định thêm quyền bầu cử cho người Mỹ thiểu số…Tu chính án thứ 19 ban hành năm 1920 công nhận quyền bầu cử cho cử tri nữ giới.....Hiến pháp quy định bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ cứ bốn năm một lần vào ngày Thứ Ba sau ngày thứ hai tuần thứ nhất tháng 11.

10-. Ghi danh bầu cử
Mọi công dân hội đủ điều kiện đều được ghi danh bầu cử: Công dân Hoa Kỳ, 18 tuổi, không can án hay bị tước quyền bầu cử, phải là cư dân hợp lệ tại tiểu bang nơi bầu cử hay ứng cử, cử tri có thể ghi danh trước hoặc tại phòng phiếu trước khi bầu cử… hoặc theo thủ tục do tiểu bang ấn định.

Năm 1965, Quốc Hội Hoa Kỳ ban hành đạo luật  về  Quyền Bầu Cử  “Voting Rights Act” đã bãi bỏ các điều kiện cử tri phải biết đọc, biết viết (literacy tests), đóng thuế bầu cử (poll taxes). Các điều kiện nầy thường được áp dụng tại các tiểu bang miền Nam Hoa kỳ gọi chung là “Jim Crow Laws”. Tuổi được bầu cử cũng thay đổi qua thời gian và Tu chính Án thứ 26 (1971) đã thống nhất tuổi được bầu cử là 18 tuổi cho công dân trên toàn quốc cho các cuộc bầu cử các viên chức công cử tiểu bang và liên bang.

11-. Chứng Minh Thư (ID Card)

Đến năm 2023, khoảng 36 tiểu bang buộc phải xuất trình căn cước (ID) trước khi cho ghi danh bầu cử. Khoảng 14 tiểu bang chưa có luật buộc phải xuất trình căn cước. Hai đảng CH và DC có hai đường lối khác nhau về vấn đề này.
Đảng Cộng Hòa ủng hộ tiểu bang cấp căn cước cho cử tri nhằm tránh sự gian lận như bầu cử nhiều lần, không đủ điều kiện bầu cử vẫn được đi bầu cử, không phải là công dân Hoa Kỳ, di dân bất hợp pháp đi bầu, người chết đi bầu (những cán bộ lâp danh sách cử tri, ra nghĩa điạ ghi danh những người đã chết vào danh sách cử tri…) .. Vấn đề gian lận bầu cử (election fraud) đã được nêu lên trong nhiều cuộc bầu cử. Cao điểm của vấn đề này được đề cập đến sau cuộc bầu năm 2020.


Đảng Dân chủ chủ trương ngược lại để cho mọi người được bầu cử tự do không cần chứng minh thư (ID) vì lý do nhiều người không có giấy tờ tùy thân, di dân bất hợp pháp bầu cử
 … (Phát biểu của ông Eric Holder, US Attorney General, Nội các của TT Obama).


Sự tranh chấp nầy khiến cho Tối Cao Pháp Viện (US Supreme Court) phải phân xử. Năm 2008 Tối Cao Pháp Viện công nhận luật tiểu bang Indiana đòi hỏi cử tri phải có căn cước. … Tuy nhiên một số tiểu bang khác còn lại vẫn còn tranh cãi về luật ID card.


12- Các chức vụ dân cử

Có rất nhiều loại chức vụ dân cử tiểu bang và liên bang.

 

Cấp tiểu bang: Mỗi tiểu bang như một tiểu quốc, có đầy đủ cơ chế dân cử: Lập Pháp với lưỡng viện Quốc hội, Hành Pháp với Thống Đốc và các Bộ, Phủ, Tư pháp với một hệ thống tòa án. Riêng tiểu bang Nebraska chỉ có một viện (unicameral), không có lưỡng viện Quốc hội (bicameral) như các tiểu bang khác.

 

Cấp Liên bang: Mỗi Tiểu bang đồng đều có 2 Nghị Sĩ Liên bang, nhiệm kỳ 6 năm. Có nhiều dân biểu Liên bang cho mỗi tiểu bang tùy theo dân số của tiểu bang, nhiệm kỳ 2 năm. Từ khi lập quốc, khoảng 30,000 dân được bầu một Dân biểu. Ngày nay số Dân biểu gia tăng theo dân số căn cứ trên bảng kiểm tra dân số cứ 10 năm một lần. Một dân biểu hiện nay có thể đại diện cho trên nửa triệu dân.

 

Tiểu bang nhỏ nhất có 1 dân biểu và 2 Nghị Sĩ. Tiểu bang lớn nhất như CA có 52 Dân biểu và 2 Thượng Nghị Sĩ. Số Thượng Nghị Sĩ không thay đổi. Số Dân biểu có thể thay đổi tùy theo dân số gia tăng.

 

13-. Phân khu bầu cử
Vì dân số gia tăng nên có vấn đề tái phân chia khu bầu cử (Congressional redistricting). Khi tái phân khu như vậy có thể sẽ gây thất lợi cho một trong hai đảng Dân Chủ hay Cộng Hoà. Sự tái phân cử tri là nhiệm vụ của chính quyền tiểu bang và có ảnh hưởng đến vấn đề bầu cử dân biểu liên bang và các viên chức công cử tiểu bang nên thường tạo nên các cuộc tranh luận sôi nổi trong quốc hội tiểu bang. Sự tái phân định lại ranh giới khu bầu cử, có trường hợp phải nhờ Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ phân xử.


Trường hợp có nhiều cử tri cùng chung khuynh hướng chính trị được tái phân vào một khu bầu cử tạo nên hiện tượng “Vote packing”, có lợi cho vị dân biểu đương nhiệm (incumbent). Ngược lại vị dân biểu đương nhiệm có thể bị thất cử nếu có nhiều cử tri thuộc các khuynh hướng khác chiếm đa số hoặc cử tri thường hỗ trợ dân biểu đương nhiệm bị phân tán “Vote cracking”. Vấn đề tranh cãi là phải phân khu như thế nào để dung hòa các khuynh hướng chính trị trong địa phương liên hệ.

14-. Vấn đề tài trợ các cuộc vận động bầu cử:
Ứng cử mà thiếu tài chánh thì không có hy vọng đắc cử. Mặt trái của vấn đề vận động tài chánh là các ứng cử viên, sau khi đắc cử, có thể lo “ơn đền, nghĩa trả” cho những người đóng góp tài chính bằng cách thỏa mãn nhu cầu của những người tài trợ, những nhóm quyền lợi (interest groups) áp lực các viên chức đắc cử. “Pay and play- tiền trao cháo múc”, thay vì dùng thì giờ hay công quỹ để phục vụ công ích.

 

Để giảm thiểu vấn đề thiên vị phục vụ cho phe phái đã giúp các ứng cử đắc cử bằng nhiều mánh khóe khác nhau, năm 1907 đạo luật Tillman Act được ban hành để cấm các đại công ty đóng góp tài chính cho các cuộc vận động bầu cử các viên chức liên bang và ấn định mức chi tiêu tối đa cho mỗi ứng cử viên.

Luật Federal Corrupt Practices Act được ban hành năm 1925 ấn định mức đóng góp. Luật Federal Election Campaign Act được ban hành năm 1971 bắt buộc các ứng cử viên tường trình số tiền đóng góp nhận được trong thời gian vận động tranh cử.

Năm 1974, Quốc Hội thành lập cơ quan Federal Election Commission (FEC) do 3 Ủy viên Cộng Hòa và 3 Ủy Viên Dân Chủ kiểm soát tài chính của các cuộc tranh cử.... Dù luật lệ có quy định nhưng trong thực tế các nhóm áp lực vẫn đóng góp tài chính cho các ứng cử viên để được hưởng lợi lộc sau khi các ứng cử viên được đắc cử qua nhiều phương thức khác nhau.

15-. Các U
 Ban Hoạt Động Chính Trị
Chúng ta thường nghe nói đến danh từ PAC. (PAC là Political Action Committee). Các ủy ban vận động chính trị được thành lập tại các tổ chức, công ty, đảm trách vấn đề gây qu
 đóng góp cho các cuộc vận động tranh cử như GOPAC (Republican leadership PAC). Nhiều đoàn thể chính trị tại các tiểu bang cũng thành hình các ủy ban vận động chính trị. Những nhóm nầy được thành lập theo Section 527 của Internal Revenue Code/ IRS Code.

 

 Trong cuộc bầu cử năm 2004, cơ quan Swift Boat Veterans for Truth vận động tài chánh để ủng hộ George W. Bush và bài bác John Kerry. Ngược lại, cơ quan America Coming Together (ACT) ủng hộ Kerry chống Bush. Cả hai cơ quan nầy đã bị phạt bạc triệu vì hoạt động ngoài sự kiểm soát của Federal Election Commission. (FEC)

Al Gore khi làm Phó Tổng Thống cũng bị khiếu nại vì dùng điện thoại của văn phòng Phó TT vận động tài chánh cho ứng cử viên của đảng DC và Tổng Thống Clinton cũng bị báo chí phanh phui khi mời các mạnh thường quân đến nghỉ ngơi tại Toà Bạch Ốc. Thống Đốc Illinois Rod Blagojevich, đảng DC, bị tù vì bán ghế Thượng Nghị Sĩ của Barack Obama để trống của tiểu bang Illinois để lấy tiền tranh cử.

Trong vụ án Citizens United v. Federal Election Commission, (2011) Tối Cao Pháp viện cấm không được hạn chế sự đóng góp của các nghiệp đoàn, công ty thương mại cho các cơ quan bất vụ lợi. Đồng thời xác nhận các hiệp hội sinh lợi và bất vụ lợi có tư cách pháp nhân (không những là legal entity và cũng là legally person) nên có quyền nhận đóng góp như quyền tự do ngôn luận dành cho mọi công dân! Phán quyết nầy cũng gây nên sự kinh ngạc cho một số người.

 

 Kết quả, các PAC có quyền nhận sự đóng góp vô giới hạn của tư nhân cũng như của các hiệp hội, các công ty thương mại và được mệnh danh là Super PACs, rồi sau đó Super super PAC tha hồ nhận tiền đóng góp để hỗ trợ cho ứng cử viên gà nhà …khiến cho Lawrence Lessig, giáo sư tại Trường Luật Harvard, viết sách “ Republic, Lost: How Money Corrupts Congress - and a Plan to Stop It ” để chống đối sự nhũng lạm do tiền tài gây nên tại Washington DC, để cảnh giác thành viên của chính quyền, Hành Pháp, Lập Pháp không nên chỉ lo vận động tài chánh để tranh cử mà lơ là quốc sự…

 

Nhiệm vụ của Tối Cao Pháp Viện rất quan trọng trong tiến trình hình thành hệ thống pháp luật Hoa Kỳ. Chánh nhất Hughes (1862- 1948) đã nhận xét rằng ý nghĩa của Hiến pháp do Tối Cao Pháp Viện giải thích. Tổng Thống Woodrow Wilson sánh Tối Cao Pháp Viện như là một “Quốc Hội Lập Hiến thường trực” vì vai trò của Tố Cao Pháp Viện như là cơ quan cuối cùng giải thích Hiến pháp, nói khác đi giải thích Hiến pháp của TCPV có tính cách chung thẩm.


Theo Tổng Thống Thomas Jefferson, giao trọng trách giải thích Hiến pháp cho Tối Cao Pháp Viện là một tập tục nguy hiểm. TT Jefferson cho rằng quyền của nhân dân Hoa Kỳ phải để cho nhân dân Hoa Kỳ định đoạt hơn là chấp nhận sự giải thích có tính cách khống chế của riêng một cơ quan, để cho công dân Hoa kỳ định đoạt qua lá phiếu cũng là một phương cách tốt. 

 

 Nhiều vấn đề khó khăn khác được bàn cãi hiện nay với ý kiến chống đối nhau như vấn đề phá thai, đạo và đời, tự do cá nhân, vấn đề nhân quyền, vấn đề tự do kết liễu sinh mệnh, tu chính án thứ 14. (Gần đây Tối Cao Pháp Viện Tiểu bang Colorado viện dẫn điều 3, Tu Chính Án thứ 14 của Hiến Pháp Hoa Kỳ để ngăn cản  ứng cử viên Trump tham gia tranh  cử sơ bộ tại Colorado. Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã bác bỏ quyết định của TCPV Colorado và cho phép UCV Trump tranh cử tại Colorado. Sự kiện này cho chúng ta thấy luật pháp Hoa Kỳ phức tạp, ngay các thẩm phán TCPV Colorado mà cũng không hiểu luật nên quyết định sai lầm và bị TCPV Hoa Kỳ bác bỏ).

 

Theo quan niệm của một số giới chức, Tối Cao Pháp Viện có hai khuynh hướng bảo thủ và cấp tiến. Hai đảng cố gắng thay đổi chiều hướng giải thích Hiến pháp theo quan điểm của mỗi đảng.  Đảng Cộng Hòa chủ trương Hiến pháp phải được giải thích theo ý chỉ của những bậc khai quốc công thần đã đại diện nhân dân Hoa Kỳ soạn thảo Hiến pháp năm 1787. Đảng Dân Chủ thì muốn thay đổi, cho nên hai đảng phải tranh cho được chức vụ Tổng Thống mới có thẩm quyền bổ nhiệm các vị Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện theo khuynh hướng của mỗi đảng.

16-. Đề cử đại biểu

Thủ tục đề cử đại biểu thông thường cho các đảng chính trị được diễn ra như  sau:

(1) Tuyển chọn các đại biểu (delegate) từ các phiên hội sơ bộ (caucus) tại các khu tuyển cử (precinct) trong các địa phương, thành phố.

(2) Các đại biểu được các precinct bầu sẽ tham dự đại hội cấp County (County Convention) để đề cử đại biểu tham dự đại hội cấp tiểu bang (State Convention)

(3) Đại hội cấp tiểu bang sẽ chọn đại biểu tham dự đại hội đảng Toàn Quốc (National Convention) để đề cử ứng cử viên đại diện đảng ra tranh cử Tổng Thống.

 

Đảng Dân Chủ chọn ứng viên từ các cuộc bầu cử sơ bộ tại cấp tiểu bang. Các đại biểu cấp tiểu bang sẽ tham dự đại hội toàn quốc để chọn ứng cử viên đại diện cho đảng ra tranh cử Tổng Thống.

Số đại biểu đảng Dân Chủ thay đổi trong mỗi kỳ bầu cử, khoảng trên dưới 4000 đại biểu được chọn để tham dự Đại hội đảng toàn quốc để đề cử đại diện đảng ra ứng cử Tổng Thống. Do đó, chúng ta thấy đại hội toàn quốc (National Convention) của đảng Dân chủ thường đông đảo hơn đảng Cộng hòa, chọn khoảng 2000 đại biểu.

 

 Các ứng cử viên đại diện đảng ra tranh cử Tổng thống chỉ cần đạt được số phiếu tương đối (simple majority) như đã được quy định trước. Số phiếu nầy là do số đại biểu riêng của mỗi đảng, để chọn UCV làm đại diện đảng ra tranh cử Tổng Thống. Các đại biểu nầy được gọi là đại biểu có cam kết “Pledged delegates”, thường đã gặp các ứng cử viên tại các phiên hội tại các Precinct, County,  State convention hay National Convention.

 

Ngoài các đại biểu chọn từ cấp tiểu bang, cấp lãnh đạo đảng chọn thêm một số đại biểu khác làm “Superdelegates” trong số các Dân biểu, Nghị Sĩ, Thống Đốc của đảng để quyết định ứng cử viên đại diện cho đảng ra tranh cử Tổng Thống trong trường hợp cần có “ Brokered Convetion” để chọn ứng cử viên mỗi khi ứng cử viên chưa đủ túc số phiếu ấn định để đại diện cho đảng ra tranh cử.

Trong cuộc vận động bầu cử TT năm 2016, bà Clinton có nhiều Superdelegates và Ông Sanders tỏ ra bất bình về vấn đề phe phái nầy. Trước đó, năm 2008, Đảng DC có đến 796 Superdelegates, là những người có chức vụ, quyền thế và có ngân qủy, có khả năng hỗ trợ cuộc bầu cử. Đa số là thành viên của nhóm Establishment, tạo thành một thành trì bảo vệ quyền lợi của đảng.

Đảng Cộng hòa cũng chọn đại biểu từ cấp Precinct, County, State Conventions, để tham dự National Convention, nhưng chọn khoảng trên dưới 2000 đại biểu mỗi kỳ bầu cử. Đảng CH cũng chọn thêm các đại biểu từ các đại hội tại các tiểu bang và từ giới lãnh đạo đảng, nhưng không dùng danh xưng “superdelegates” mặc dù một số delegates được chọn từ trong giới lãnh đạo đảng CH, hay những thành viên của nhóm Establishment của đảng CH.

17- Vận động tranh cử
Trong tiến trình chọn ứng cử viên từ hàng chục người ghi danh ra tranh cử (contender) cho đến khi chọn được ứng cử viên chính thức đại diện đảng ra tranh cử kéo dài khoảng 2 năm.

 

Trong cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ, nhiệm kỳ 2016-2020, theo danh sách ứng viên ghi danh với Federal Election Committee có 37 người ghi danh dự tranh và trên phiếu bầu Tổng Thống Hoa Kỳ 2016, có ghi danh ứng cử Viên của chín (9) đảng chính trị ra tranh cử.

Trong cuộc chạy đua vào Toà Bạch Ốc, đa số ứng viên đã lần lượt rút lui sau những lần tranh luận ”so tài” do các cơ quan ngôn luận tư nhân tổ chức hay qua kết quả  bầu cử sơ bộ tại một số tiểu bang mẫu như Iowa, New Hampshire và South Carolina… Ngoài các tiểu bang đông dân cư, có một số tiểu bang không phải là những tiểu bang đông dân số, nhưng là những tiểu bang tiêu biểu cho các khuynh hướng của cử tri và có tính cách thử thách các ứng viên, xem thử các ứng viên có được các tiểu bang nhỏ ủng hộ, như Iowa tiêu biểu cho cử tri ngành nông nghiệp.  

 

Từ năm 1976, UCV Dân Chủ Jimmy Carter thắng hạng nhì tại cuộc bầu cử sơ bộ tại Iowa, sau đó đắc cử Tổng Thống. Đảng DC xem sự thành công sơ khởi tại Iowa một dấu hiệu tốt cho sự thành công trên toàn quốc.

Thử thách thứ hai thường được thực hiện tại New Hampshire, nơi đây đa số cử tri không thuộc DC hay CH mà đa số là cử tri độc lập (independent voter). New Hampshire là một địa bàn tốt thử thách các ứng viên xem thử họ có khả năng thuyết phục các cử tri độc lập?

Ngoài các tiểu bang nêu trên, đảng Cộng  Hoà  cũng xem tiểu bang South Carolina là một thí điểm tốt để đo lường tâm lý của cử tri và khả năng của ứng cử  viên. 

 

Các đảng bộ quốc gia Công hòa (National Republican Committee) hay Dân Chủ (National Democratic Committee) buộc lòng phải hỗ trợ những UCV được nhiều phiếu nhất trong các cuộc bầu cử sơ bộ và Đại hội đảng toàn quốc đề cử  đại diện đảng ra tranh cử Tổng Thống.

 

Không có chuyện đảng cử những ƯCV không xứng đáng và buộc dân phải bầu như các chế độ độc tài đảng trị. Nhờ thế mà, dù muốn, dù không, ứng cử viên nào đắc cử sẽ trở thành Tổng Thống của toàn dân.

 

Trong cuộc chạy đua vào toà vào Bạch Ốc năm nay 2024:

Đảng Dân chủ có 3 Ứng cử viên sẽ tham dự bầu cử sơ bộ (Primary election) là Tổng Thống Joe Biden, sinh năm 1942, Tiểu bang Pennsylvania; ông Dean Phillips, sinh năm 1969, tiểu bang Minnesota và bà Marianne Williamson, sinh năm 1952, tiểu bang Texas, Johnson Kennedy, JFK Jr.

 

Đảng Cộng h òa, ngoài cựu Tổng Thống Donald Trump, sinh năm 1946, tiểu bang New York, còn có ông Chris Christie, sinh năm 1962, tiểu bang New Jersey; ông Ron Desantis, sinh năm 1978, tiểu bang Florida, Bà Nikki Haley, sinh năm 1950, tiểu bang  South Carolina, ông Asa Hutchinson, sinh năm 1950, Tiểu bang Arkansas và ông Vivek Ramaswamy, sinh năm 1985 tiểu bang Ohio.

 

Các cuộc bầu cử sơ bộ thường do các tiểu bang tổ chức theo thời gian và địa điểm thuận tiện do tiểu bang ấn định. Các cuộc bầu cử sơ bộ được tổ chức vào ngày thứ ba trong tuần của nhiều tiểu bang được mệnh danh: “Super Tuesday”.

 

Trong trường hợp không có ứng viên được đa số phiếu ấn định tại đại hội đảng toàn quốc để được đại diện đảng ra tranh cử Tổng Thống, đại hội đảng toàn quốc sẽ bỏ phiếu quyết định theo phương thức “Brokered Convention” với sự tham dự thêm của các superdelegates như đảng CH đã dự trù trước đây, nếu UCV Trump không đủ phiếu tín nhiệm theo luật định trong cuộc bầu cử 2016, nhưng trường hợp nầy đã không xảy ra.

 

Cuộc bầu cử nhiệm kỳ 2024-2028 năm nay, các ứng cử viên lần lượt bỏ cuộc sau các cuộc bầu cử sơ bộ. Đến nay chỉ còn lại liên danh của cựu Tổng Thống Trump và liên danh của Phó Tổng Thống Harris tranh hùng.


Hiến pháp Hoa Kỳ ấn định cuộc bầu cử Tổng Thống được tổ chức vào NGÀY THỨ BA sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11. Các tiểu bang có tính cách phụ trợ quyết định thắng cử như New Hampshire, Iowa, Ohio, Michigan, Wisconsin, Pennsylvania, Florida, New Mexico, Arizona … là những Swing states mà các ứng cử viên cần tranh thủ cử tri ngoài những tiểu bang có số cử tri tương đối cố định như các ”Green states” bầu cho ứng viên Dân chủ hay “Red states” thường bầu cho ứng viên Cộng hoà.

 

Ứng viên đảng DC thường thắng phiếu tại các tiểu bang Minnesota, Washington State, Oregon, California, New York. Đảng CH thường thắng phiếu tại các tiểu bang tại Trung và Đông Mỹ. Có những tiểu bang “yellow” là những tiểu bang có nhiều cử tri độc lập hay “swing state” mà các ứng cử viên Dân Chủ hay Cộng Hoà cần nỗ lực tranh thủ đế thắng.

18-. Thể thức đầu phiếu

Bầu phiếu được áp dụng cho hầu hết các cuộc bầu cử cấp tiểu bang và liên bang theo thể thức bầu cử phổ thông (popular), đa số tương đối (simple majority), trực tiếp (direct) và kín (secret). Đa số tương đối có nghĩa là ứng cử viên nào được nhiều phiếu phổ thông thì được đắc cử.

 

Tuy nhiên, đắc cử vào chức vụ Tổng Thống Hoa Kỳ không chỉ căn cứ vào phiếu phổ thông (popular vote) mà còn căn cứ vào phiếu của Cử Tri Đoàn (electoral vote).  Thông thường, ứng cử viên nào thắng phiếu phổ thông tại một tiểu bang thì thắng luôn phiếu cử tri đoàn cử tri đoàn của tiểu bang đó (Winner-take all). Nhưng thỉnh thoảng có những trường hợp thất cử dù thắng phiếu phổ thông nhưng thua phiếu cử tri đoàn trên toàn quốc.

 

“Thi không ăn ớt thế mà cay”! Trong cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ năm 2000, ứng cử Viên Albert “AL” Gore có 600,000 phiếu phổ thông cao hơn phiếu phổ thông của ứng Cử Viên George W. Bush. Tuy nhiên ứng cử viên George W. Bush thắng phiếu tại Florida nên số phiếu cử tri đoàn cao hơn Al Gore. Al Gore khiếu nại và Tối Cao Pháp Viện tuyên bố George W. Bush đắc cử Tổng Thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ 2000-2004.  Muốn hiểu rõ thêm trường hợp nầy xin đọc thêm án lệ (Bush v. Gore, 531 US 98 (2000). Sự kiện nầy cũng cho chúng ta thấy vai trò của Tối Cao Pháp Viện quan trọng như thế nào.

 

Tân Tổng Thống đắc cử có cơ hội bổ nhiệm các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện có cùng khuynh hướng chính trị trong thời gian 4 hay 8 năm tới.  Nếu có nhiều thẩm phán cùng một khuynh hướng trong Tối Cao Pháp Viện tạo thành tình trạng “Court packing”.

19-. Phiếu Phổ Thông và Phiếu Cử Tri Đoàn

Mỗi tiểu bang có một số “cử tri đoàn” (electoral college) bằng số Nghị Sĩ Liên bang và số Dân biểu Liên bang của tiểu bang: Vi dụ tiểu bang có 2 Nghị sĩ NS và 1 Dân biểu như Delaware. Cử tri đoàn là 3 người. Tiểu bang California có 52 Dân biểu và 2 Nghị sĩ là tiểu bang lớn nhất có 54 phiếu cử tri đoàn.

Hoa Kỳ có 538 phiếu cử tri đoàn gồm có: 100 Nghị Sĩ Liên bang (US Senator) và 438 Dân biểu Liên bang (US House of Representatives).

 

Số dân biểu có thể được điều chỉnh tuỳ theo dân số… Muốn đắc cử Tổng Thống, ứng cử viên phải hội đủ 270 phiếu cử tri đoàn trên 538 phiếu. Nghĩa là ít nhất phải hơn đối thủ 2 phiếu.

 

Như đã thượng dẫnỨng cử viên nào thắng phiếu phổ thông tại tiểu bang sẽ thắng luôn phiếu của cử tri đoàn tại tiểu bang đó. Trong lịch sử bầu cử Tổng Thống Hoa kỳ có vài trường hợp bất thường xảy ra.

 

Năm 1787 Quốc Hội Hoa Kỳ đã tranh luận về vấn đề bầu cử Tổng Thống và để dung hoà hai ý kiến:

1) Tổng thống do Quốc hội bầu (cử tri đoàn)?

2) hay do dân chúng bầu (phiếu phổ thông?


Quốc hội đã biểu quyết dùng cả hai phương thức.

Muốn đắc cử, UCV phải thắng phiếu phổ thông từng tiểu bang và từ đó thắng tổng số phiếu cử tri đoàn trên toàn quốc. Tiểu bang có nhiệm vụ chọn cử tri của Cử tri đoàn (electoral college) cho mỗi tiểu bang.


Lịch sử bầu Tổng Thống Hoa Kỳ cũng đã ghi lại năm 1800, ứng cử viên Thomas Jefferson và ứng cử viên AAron Burr mỗi người nhận 73 phiếu. Sự kiện này đã được trình Hạ Nghị Viện, chiếu Hiến Pháp Hoa Kỳ để quyết định và UCV Jefferson đã đắc cử. Cuộc bầu cử năm 1824 và 1876 cũng do Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ quyết định mặc dù ứng cử viên trong hai cuộc bầu cử nầy không nhận được đa số phiếu phổ thông.

Năm 2000, Tối Cao Pháp Viện phán George W. Bush đắc cử chức vụ Tổng Thống nhờ có phiếu cử tri đoàn cao hơn phiếu cử tri đoàn của Al Gore, nhưng phiếu phổ thông của Al Gore cao hơn phiếu phổ thông của George W. Bush.

 

Hiện nay, có khuynh hướng vận động bãi bỏ phiếu phiếu cử tri đoàn. Nếu khuynh hướng nầy thắng thế thì những tiểu bang đông dân số sẽ “đè bẹp” các tiểu bang có dân số thấp, tạo nên sự bất công giữa các tiểu bang.
 

Muốn thắng cử, ứng cử viên Tổng Thống phải đạt được tối thiểu 270 phiếu cử tri đoàn trên 538 phiếu.  Trong kỳ bầu cử năm 2016, UCV Trump, đảng CH đạt được 309 phiếu cử tri đoàn và đã đánh bại bà Clinton chỉ có 229 phiếu.

Vấn đề sai biệt giữa phiếu cử tri đoàn và phiếu phổ thông có thể xảy ra vì sự sai biệt dân số và số cử tri đoàn giữa các tiểu bang. Tiểu bang không thể quân phân dân số chính xác khi ấn định số dân biểu Liên bang.  (Ví dụ: Tiểu
 bang A, dân số 38,965,193/ trên 54 cử tri đoàn. Môt cử tri đoàn đại diện cho # 720,000 dân. Trong lúc đó, tiều bang B có 5,737,915 dân /10 cử tri đoàn. Một cử tri đoàn đại diện cho   # 573.000 dân. Sai biệt gần #147,000.) 

Do đó, đã xảy ra trường hợp, một ứng viên có đa số phiếu phổ thông cao nhưng lại không có đủ số phiếu cử tri đoàn như trường hợp ứng cử viên Al Gore năm 2000 và trường hợp của bà Clinton năm 2016. 

 

20- . Tạm kết

 Cho đến nay các ứng cử viên của hai đảng đã rút lui sau khi có kết qủa của cuộc bầu cử sơ bộ, chỉ còn li ên danh danh cựu Tổng Thống Donald Trump, đảng Cộng Hòa và liên danh  Phó Tồng Thống Kamala Harris đảng Dân Chủ tranh hùng.

 

Chúc hai vi mã đáo thành công.

 

Trong năm 2024, trên toàn thế giới có 60 quốc gia tự do tổ chức bầu cử với khoảng 4 t cử tri, được mệnh danh là năm bầu cử lớn nhất trong lịch sử (the biggest election year in history). Tiếc rằng nhà cầm quyền CS Việt Nam đôc tài đảng trị lạc hậu, không có bầu cử tự donên nhân dân Việt nam quốc nội mất cơ hội sánh vai với các quốc gia dân chủ, tự do, văn minh trên thế giới.

Trên đây là những nhận xét tổng quát về dân số, cử tri và quy chế bầu cử tại Hoa Kỳ.

 

 Tất cả các khiếu nại về bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ, nếu không được giải quyết theo thủ tục hành chính, sẽ được chung quyết bởi Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ.

  

Trần Xuân Thời

HK 9/20/2024