Như
xạo tôi đã từng thưa rằng, chuyện Việt Nam không cần nhắc tới hoặc bàn
tới nữa nữa, có nhắc là nhắc chuyện Tàu Cộng, vì Ba Tập đã từng tuyên bố
rằng "Tàu-Việt cùng chung một số phận..." nhiều lần trước đây rồi hay sao...Tàu
Hưng Việt Hưng. Tàu Vong Việt vong. Còn Bắc Triều Tiên thì không, bởi
số phận của Bắc Triều Tiên nằm trong tay Nga chứ không phải Tàu Phù, bởi
từ trước đến sau, Pyongyang vẫn một lòng với Điện Cẩm Linh, còn Hà Nội thì đu dây nhiều lần, tiền hậu bất nhất như ngọn tre ngã theo chiều gió. Hà
Nội không còn chữ "tín", do đó dưới cái nhìn (Chính Trị Quan) của thế
giới nói chung vả của Mỹ (Trump) nói riêng "Việt Nam chỉ là một kẻ đợi
thời cơ để lo cho bản thân không mang tính tương trợ cộng đồng nhân
loại..."Một điều mà Trump đã bị dị ứng qua khối Nato và Eu, trong
nhiệm kỳ thứ nhất của TRump. Trump ghét những kẻ lợi dụng người khác chờ
nước đục thả câu ngư ông hưởng lợi, tiền thầy, thầy bỏ túi ai chết mặc
ai..."
Cái lắc léo trong chính trị là ở chỗ đó.
Dù
ghét hay thương Trump, Trump vẫn là một hiện tượng độc lạ. Trong 8 năm
ông tham gia chính trường là 8 năm sóng gió không thôi. Cũng chính ông
là người lôi kéo được người dân toàn cầu quan tâm đến chính trị.
Ông có sức hút kỳ lạ. Người thương mến ông thì đắm đuối, kẻ ghét ông ghét tận xương tủy, đến độ giết được ông mới hả dạ. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Những người bình dân lao động nghèo, chả biết nhiều về chính trị cũng đem lòng yêu mến ông, mong ông thắng cử mà không biết ký do tại sao mong ông đắc cử. Giới trí thức, nhà báo Việt Nam thì ngược lại, một số ghét ông đến tàn tệ, ghét lây những người yêu mến ông. Chẳng trách gì họ, vì họ là những con ngựa của chú Trịnh hai mắt bị che khuất hai nẽo đi về.
Ông có sức hút kỳ lạ. Người thương mến ông thì đắm đuối, kẻ ghét ông ghét tận xương tủy, đến độ giết được ông mới hả dạ. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Những người bình dân lao động nghèo, chả biết nhiều về chính trị cũng đem lòng yêu mến ông, mong ông thắng cử mà không biết ký do tại sao mong ông đắc cử. Giới trí thức, nhà báo Việt Nam thì ngược lại, một số ghét ông đến tàn tệ, ghét lây những người yêu mến ông. Chẳng trách gì họ, vì họ là những con ngựa của chú Trịnh hai mắt bị che khuất hai nẽo đi về.
Giờ đây, trước nguỡng cửa ngoại giao tràn đầy hứa hẹn cho Việt Nam, câu hỏi đặt ra là :
"Liệu Đảng Cộng Sản Việt Nam Có Thật Tâm Thật Ý Đi Một Đoạn Đường Dài Trên Tiến Trình Nhân Chủ Hóa Nhân Loại Của Mỹ Hay Không!?
"Liệu Đảng Cộng Sản Việt Nam Có Thật Tâm Thật Ý Đi Một Đoạn Đường Dài Trên Tiến Trình Nhân Chủ Hóa Nhân Loại Của Mỹ Hay Không!?
Trong
nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Donald Trump từ năm 2017 đến 2021,
quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ đã chứng kiến những bước ngoặt quan trọng
trên nhiều lĩnh vực. Chính quyền ông Trump nhiệm kỳ đầu tiên đã thực hiện chính sách “Nước Mỹ trên hết – America First”, với nhiều chính sách nhằm định hình trật tự thế giới trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc.
Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên từ năm 2017 đến năm 2021, ông Trump đã đến Việt Nam hai lần.
Lần thứ nhất là vào tháng 11/2017, Trump đã dự Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC tại Đà Nẳng Việt Nam. Điều đặc biệt đáng chú ý là trong dịp này, Trump đã nhắc lại Hai Bà Trưng, một trang lịch sử "đô hộ" của giặc Tàu Nhà Hán "Trụ Đồng Chiết Giao Chỉ Diệt". Trump nói
"Những nhà lãnh đạo tại Việt Nam hôm nay biết rõ trang lịch sử đau buồn ấy
không chỉ qua 200 năm, mà là gần 2.000 năm. Đó là khoảng năm 40 sau
công nguyên, khi Hai Bà Trưng, lần đầu tiên khơi dậy tinh thần của những
người dân trên mảnh đất này. Đó là lần đầu tiên dân tộc Việt Nam đứng
lên vì nền độc lập và niềm tự hào dân tộc của các bạn..."
Sau đó, chiều ngày 11/11/2017 Donald
Trump đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam, kéo
dài từ ngày 11 đến 12/11/2017, theo lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại
Quang. Trong lần gặp gỡ này Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã chủ trì Quốc yến chào mừng Tổng thống Donald Trump và Đoàn đại biểu cấp cao Hoa Kỳ. Đại Quang khẳng định:
-
Tổng thống Donald Trump lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong số
các nước Đông Nam Á thể hiện sự coi trọng quan hệ với Việt Nam, tạo cơ
sở thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong thời gian tới, cũng là thông
điệp về chính sách của Hoa Kỳ đối với khu vực châu Á - Thái Bình
Dương.".
Trump đáp lễ:
- Hôm
nay chúng ta không còn là kẻ thù mà đã là bạn. Nền kinh tế Việt Nam đã
mở cửa và hội nhập, các sinh viên Việt Nam nằm trong số những sinh viên
rất giỏi của thế giới. Đó là sự chuyển mình đáng kể của Việt Nam. Nếu như tôi có thể giúp làm trung gian hoặc phân xử, thì cứ nói với tôi. Tôi là một nhà trung gian đàm phán chuyên nghiệp, một người phân xử có nhiều kinh nghiệm...
Một sự kiện lịch sử ngoại giao lần đầu tiên của Việt Nam xảy ra ngay sau đó chỉ có vài ngày, Tập Cận Bình bất ngờ bay sang Hà Nội hai ngày 12 đến 13/11/2017.
Tập và Trọng "đốt lò" nói gì với nhau không ai biết, chỉ biết một thời gian ngắn sau đó Chủ Tịch Trần Đại Quang về hang Pác Pó thăm Bác và Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh ngày 21 tháng 9 năm 2018, vì bị một con vi rút "nguy hiểm và độc lạ" !!!
Ở đây xạo tôi cũng cần xin nhắc lại một tin đồn "chết người" trong khoảng thời gian Quang gặp Obama ngày 23 tháng 5 năm 2016. Trong
chuyến công du này, Obama đã gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt
Nam. Đây là quyết định mang tính lịch sử, là dấu mốc quan trọng trong
quan hệ Việt - Mỹ, thể hiện việc bình thường hóa hoàn toàn sau hàng chục
năm là cựu thù trong chiến tranh. Theo
ông Obama, việc dỡ bỏ cấm vận vũ khí vốn áp đặt từ năm 1975 này sẽ giúp
"bình thường hóa hơn nữa quan hệ giữa hai nước". Sự thay đổi này sẽ đảm
bảo để Việt Nam có thể tiếp cận các trang thiết bị cần thiết để phòng
vệ và gạt bỏ những tàn tích từ thời chiến tranh. Việc này cũng thể hiện
cam kết của Mỹ nhằm bình thường hóa quan hệ hoàn toàn với Việt Nam bao
gồm củng cố quan hệ quốc phòng với Việt Nam trong dài hạn. Vào
thời điểm thăm chính thức Việt Nam, ông Obama chỉ còn khoảng nửa năm
tại nhiệm trên cương vị Tổng thống của nước Mỹ. Ông Obama nói: "Tôi
không còn nhiều thời gian trong nhiệm kỳ của mình và tôi sẽ nỗ lực dành
những thời gian còn lại thúc đẩy mối quan hệ Việt - Mỹ". Ông Obama cũng
nhấn mạnh, vấn đề Biển Đông và nguyên lý tôn trọng tuyệt đối, nước lớn
không thể "ăn hiếp" nước nhỏ trong quan hệ với các cường quốc.
Bên cạnh những nguồn tin ngoại giao chính thức có một tin đồn rằng, bên trong (dưới đích bàn) hai bên (Obama và Trần Đại Quang) đã thoả thuận trên nguyên tắc về việc cho Mỹ thuê Vịnh Cam Ranh dài hạn là 99 năm với gíá là 10 tỷ đô la một năm. Sau này kiểm chứng lại thì tin này là Hà Nội đồng ý cho Mỹ thuê khu đất 3,2 Ha "99năm" ở khu vực Cầu Giấy để xây Tòa Đại Sứ Quán Hoa Kỳ trị gía hơn một tỷ USD.
Dù là tin đồn, nhưng cái tin đồn quái ác về căn cứ Cam Ranh cứ rò rĩ râm rang trong giới chỉ huy cao cấp của quân đội nhân dân Cộng Sản Hà Nội khiến cho tư tưởng "thoát trung" tiềm ẩn bấy lâu nay của các giới chức lãnh đạo guồng mày quân sự của chính quyền Cộng Sản Việt Nam ngày càng bộc phát khi Joe Biden và Nguyễn Phú Trọng ký hiệp ước nâng cấp quan hệ lên "Đối
Tác Chiến Lược Toàn Diện" vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững
nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Biden (10 -11/9/2023).
Năm 2019, dưới quyển Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Đại Tướng Tô Lâm trong chức vụ Bộ Tưởng Bộ Công An Việt Nam thăm viến Hoa Kỳ 8 ngày từ ngày 20 đến 28 tháng 4 năm 2019, trên mặt tầng ngoại giao, thì chính phủ chỉ tuyên bố Tô Lâm viếng thăm Hoa Kỳ dưới quyền chính phủ Joe Biden và Harris Kamala trong khuôn khổ ngaọi giao bình thường, nhưng bên trong thì Tô Lâm mang sứ mệnh "Khâm Sai Đại Thần" của Nguyễn Phú Trọng có một "sứ mệnh khác" hệ trọng liên quan đế số phận Việt Nam trong tương lai. Những thảo luận hoặc thỏa thuận "ngầm" bằng mật mã riêng của hai bên này hiếm có người biết, mà theo quy luật "có biết thì sống để bụng chết mang theo".
Như xạo tôi thường xạo "theo Mỹ chết nhanh theo Tàu chết chậm". Chết ở đây là "Đảng Chết Nước Còn"-Đảng Còn Nước Mất"!
Trong
suốt tám (8) ngày tại Mỹ, Tô Lâm bận rộn "làm việc" tất bật với hầu hết
những nhân vật chóp bu của Chính Quyền Mỹ như Cố vấn An ninh quốc gia
Hoa Kỳ John Bolton, hội đàm với Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Hoa Kỳ David
Bernhardt, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ David Hale, Thứ trưởng Bộ An
ninh nội địa David Pekarske; hội đàm với Giám đốc Cơ quan Điều tra Liên
bang Hoa Kỳ FBI Christopher A. Wray. Cũng
trong chuyến thăm, Tô Lâm đã tiếp bà Anne Griffiths, Chủ tịch Liên đoàn
Quốc gia các gia đình có thân nhân mất tích trong chiến tranh Việt Nam
(MIA-POW), thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam
tại Hoa Kỳ. Trước đó, tại
Thành phố New York, Tô Lâm cùng đoàn cũng đã thăm Trụ sở Liên Hợp quốc
và có buổi làm việc với Phó Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Vladimir Voronkov;
thăm và làm việc với Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên
Hợp quốc.
Nói một cách chung chung thì qua tin tức của giới truyền thông thì chúng ta không ai biết những trao đổi bí mật liên quan giữa Hà Nội và Washington đến vận mệnh dân tộc Việt Nam như thế nào, nhưng có một kết quả thấy rõ là sau ba năm "làm việc" của Tô Lâm, ngày 15/4/2023, Ngoại Trưởng Mỹ Blinken tham gia lễ khởi công xây dựng đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội trị giá 1,2 tỷ USD, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam. Sự kiện này đã được chuẩn bị trong nhiều năm, với sự đóng góp công sứ và nhiệt tâm của rất nhiều nhà ngoại giao của đôi bên. Tiếp theo sau mốt năm, Joe Biden và Nguyễn Phú Trọng đã vui vẽ ký thỏa thuận bản "Đối Tác Chiến Lược Toàn Điện" ngày 12 tháng 9 năm 2024 tại Hà Nội, trong việc Đối Tác Chiến Lược Toàn này có đề cập đến lãnh vực an ninh quốc phòng, độc lập tự chủ quốc gia, sự toàn vẹn lãnh thổ... nhưng không có một chương nào đi sâu vào chi tiết ba lãnh vực vừa nêu. Giả sử như hải quân Việt Nam bị hải quân bức hiếp xâm phạm lãnh thổ....Mỹ có can thiệp trực tiếp hay không? Điều này chẳng ai "THÈM" nhắc tới !
Chủ yếu vấn đề ở đây là "nếu vì bất cứ gì lý do nào đó, Bắc Kinh tấn công Hà Nội, Mỹ có can thiệp hay không, hay chỉ can thiệp theo kiểu cách à ê như giúp cho Ukraine hơn ba năm nay, thì Tô Lâm phải học ngay bài học của Zelensky ngay từ bây giờ.
Tự nãy giờ chỉ nhắc lại chuyện Việt Nam dưới thời của Joe Biden. Chỉ còn trên dưới 6 tuần lễ nữa trang sữ Joe Biden tạm gát lại, chào đón một trang sử mới đầy bất ngờ thú vị khiến có triệu người vui mà cũng triệu người buồn.
Trump đã từng có mỹ danh là "Kim Mao Sư Vương Tạn Tốn. Sau 4 năm bị chôn chân ở Mar-A-Largo, nay tái xuất hiện Trung Nguyên đang đi tìm Thành Khôn để...móc mắt trả thù.
Thời Đại của Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn.
Một nhân vật được mô tả là một nhân vật có rất nhiều lời nói (hứa hẹn) ít khi đi song song với hành động bất nhất. Ngôn ngữ, nhất là ngôn gữ "ngoại giao trần trụi", hành xử ngoại giao gần như là áp đào hiếp dâm bất chấp đối tác quốc gia lớn nhỏ, giàu nghèo, văn minh hay lạc hậu nào.
Donald Trump xuất thân từ giới thương mại có một phương cách làm việc khác hẳn với giới chính trị chuyên nghiệp. Đối thủ của Trump là Tập Cận Bình, một tay buôn bán đầy thủ đoạn ma giáo, tâm địa chẳng khác nào Nhạc Bất Quần chỉ muốn có tịch tà kiếm phổ để xưng chức bá chủ thiên hạ.
Trump dựa trên nguyên tắc sòng phẳng và công bằng rất đơn giản để thương lượng với Tập trong việc phát triển kinh tế thương mại song phương toàn cầu, ai bỏ vốn (cổ phần) nhiều thì có lời nhiều, bỏ ít thì tiền lời ít hơn, lưỡng lợi đôi bên, đơn giản chỉ có vậy. Nhưng Tập không muốn như vậy, chẳng những Tập muốn chia hai tiền lời dù bỏ vốn chưa bằng nửa của Mỹ, nhưng Tập nêu lý do dù Tập bỏ ít vốn nhưng giá nhân công của Tàu (hay của Tập) rẽ chỉ bằng 1/4 của Mỹ, Mà Tập còn muốn chủ quyền các cơ sở của người nước ngoài, thậm chí Tập còn đòi chủ quyền luôn cơ sở pháp lý (ba tăng) bao gồm cơ sở "trí tuệ" nữa.
Trump ngồi vào Tòa Bạch Ốc với cố vấn Peter Navarro (nhiệm kỳ 2016-2020) xuất chiêu (Trade War) ngay với Tập với 45 % thuế, trong khi nương tay với Việt Nam, chẳng những không tăng thuế với Việt Nam mà còn giãm xuống mức độ thấp nhất chỉ có 7% !!! Kế sách này vẫn không thay đổi trong suốt 8 năm qua, giờ đây Trump trở lại với lời hâm doạ sẽ tăng thuế lên 60% với Tàu Cộng thì Việt Nam chưa biết ra sao? Hà Nội và Washington thù hay bạn dưới cái nhìn của Bắc Kinh...thì thật sự xạo tôi không biết.
Hiện
giờ Trump chưa chính thức là Tổng Thống Hoa Kỳ, Elon Musk cũng chưa có
lệnh bổ nhiệm chức vụ Bộ Trưởng Bộ Hiệu Quả "DOGE" gì đó lạ quắc lạ quơ
mà lại đưa ra chính sách trước và tuyên bố sẽ cắt giảm chi tiêu của
của đám người được Musk gọi là "một người làm, chín (9) người đứng quan
sát, chính sách này sẽ tiết kiệm ngay cho chính phủ là 7.000 tỷ đô la.
Một
tin liên quan tới Việt Nam khiến các nhà quan sát khá ngạc nhiên.Tháng 9
vừa qua, có thông tin cho biết SpaceX muốn đầu tư 1,5 tỷ USD vào Việt
Nam, song không nêu chi tiết thời điểm và mục đích của khoản đầu tư.
Tháng
9 năm 2024, hãng thông tấn Reuters cho đưa tin: "do các yếu tố chính
trị", tỷ phú Musk đã yêu cầu các đối tác cung ứng linh kiện cho thiết bị
Internet vệ tinh Starlink chuyển dịch sản xuất từ Đài Loan và Trung
Quốc sang Việt Nam. Tỉnh Hà Nam của Việt Nam sẽ trở thành trung tâm sản
xuất linh kiện mới cho Tập Đoàn SpaceX của tỷ phú Elon Musk. Nhà
máy tại Hà Nam có kế hoạch tăng ít nhất gấp đôi lực lượng lao động
3.000 người hiện tại. Bên ngoài nhà máy từ hồi giữa tháng 10 đã xuất
hiện một số băng rôn tuyển lao động. Nguồn
tin còn cho biết một nhà cung cấp và sản xuất linh kiện vệ tinh khác
của SpaceX là Universal Microwave Technology, cũng đã đầu tư vào một nhà
máy tại Việt Nam trong năm 2024.
Nếu
sự kiện này tiến hành và hình thành, thi sẽ có hàng trăm hoặc hàng ngàn
"công ty con" quảy gánh theo công ty Mẹ sang Việt Nam để kiếm sống.
Xạo
tôi chỉ nêu một vài sự kiện hơi hơi bất thường trong liên hệ "đối tác
chiến lược toàn diện" giữa Mỹ và Việt Nam trong thời gian này và thời
gian sắp tới, khi Donald Trump chính thức ngồi vào Tòa Bạch Ốc.
Rõ ràng như ban ngày, kể từ thời Cựu Tổng Thống Bill Clinton đặt chân đến Hà Nội lần đầu tiên tháng 11 năm 2000, Hoa Kỳ đã dành cho Hà Nội một
chính sách ưu ái nhiều ân huệ, giúp cho Hà Nội từng bước khắc phục
những khó khăn của đất nước sau chiến tranh. Rồi từ đó, qua đời
Tổng Thống Bush Con, Obama, Trump, Biden, giờ Trump trở lại với sự kiện
Elon Musk chuyển SpaceX từ Đài Loan sang Việt Nam quả đúng là "do các
yếu tố chính trị".
Người Mỹ muốn "biến" Việt Nam thành một Đài Loan hay Do Thái thứ hai đây!?
Còn
chẳng bao lâu nữa Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức, ấy vậy mà trong thời
gian ngắn ngủi này bao nhiêu biến cố chính trị xảy ra tăng tốc với thời
gian.
Chính Trị tại Thủ Đô Paris
của Pháp hỗn loạn. Chính trị tại Thủ Đô Nam Hàn Hán Thành bất ổn. Chính
phủ Syria sụp đổ sau 50 năm cầm quyền của giòng họ nhà Assad. Tổng Thống
Bashar Al Assad đã rời khỏi thủ đô Damascus ngày 8/12/2024. Quân đội
Nga xã tốc lực tấn công quân trú phòng Ukraine dự trù là sẽ tiến đến bờ
sông phía đông sông Dnipro trước khi Trump tuyên thệ.
Trong
bối cảnh chính trị toàn cầu như thế đó, Washington vội vàng đưa ra
những chính sách gần như "tối huệ quốc" với Việt Nam thì cũng hơi kỳ lạ.
Với
dự án hơn một tỷ cho việc xây cất tòa Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội,
với dự tính chuyển SpaceX sang Việt Nam của Elon Musk...thì cái việc
hạm đội Mỹ vào Cam Ranh chỉ còn là một bước một.
Nếu
mọi việc như thế tiến hành suôn sẻ, Tô Lâm sẽ là một Gorbachev của thế
kỷ thứ 21 này, và xa hơn nữa là một Ronald Reagan thứ hai.
Còn
ngược lại, những chuyện xảy ra phía sau bức màn sắt của Cộng Sản thì
xạo tôi xin chịu thua đầu hàng. Bởi bên cạnh Ông Đại Tướng Công An "Đốt
Lò" lúc nào cũng hiện diện của nhóm "Bắc Đới Hà" và một lực lượng hùng
hậu "Thái Tử Đỏ. Rồi chuyện gì tới nó sẽ lần lượt tới.
Chúng
ta hãy cùng chờ xem Đồ Long Đao của Tạ Tốn vũ bảo như thế nào vào năm
tới 2025...và cũng chờ xem Tô Lâm đánh cược cả cuộc đời công danh sự
nghiệp của mình với hai con bài Hoa Thịnh Đốn (Tự Do Dân Chủ) và Bắc
Kinh (Độc Tài Cộng Sản) như thế nào khi đang đứng trước một quyết định
mang tính lịch sử như Mikhail Gorbachev..
Thân Kính Chúc Quý Niên Trưởng Và Các Bạn Một Ngày Bình An - Hạnh Phúc
Út Bạch Lan E22